Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Cách làm nộm dọc mùng với đậu phụ lạ miệng

Với những loại nguyên liệu hết sức dân dã và rẻ, hôm nay dọc mùng sẽ góp mặt với chúng ta trong một món nộm vô cùng hấp dẫn. Vị ngọt – giòn mới lạ sẽ là những điều tuyệt vời nhất mà bạn sẽ được khám phá. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đến với món nộm dọc mùng đậu phụ nhé:
Nộm dọc mùng
Nộm dọc mùng

Món dọc mùng nộm đậu phụ

Nguyên liệu:
- Đậu phụ: 4 bìa
- 5 cây dọc mùng
- 1 quả chanh, 2 quả ớt
- 1/2 bát lạc rang
- Rau thơm: Mùi tàu, bạc hà, húng quế, kinh giới
- Gia vị: Bột canh, hạt tiêu, đường, muối
Cách làm:
Dọc mùng:  Bạn đem tước bỏ vỏ, thái lát chéo rồi sau đó rắc muối vào. Trộn và bóp đều để dọc mùng chừng 25 - 30 phút, đem dọc mùng đi rửa lại với nước sạch. Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi nước rồi cho thêm chút muối vào nồi, cho dọc mùng vào chần qua rồi vớt ra vắt ráo nước.
Nộm dọc mùng
Nộm dọc mùng

Với rau thơm: Bạn nhặt và rửa sạch, đem thái nhỏ chừng 1 cm và cho ra đĩa.
Chanh: Bổ đôi, vắt lấy nước cốt, loại bỏ hạt chanh.
Lạc rang: Chà vỏ và cho vào cối giã dập sơ.
Đậu phụ: Luộc chín, để nguội và cắt miếng nhỏ.
Ớt: Rửa sạch, 1 quả thái lát, 1 quả tỉa hoa.
Tiếp theo, cho dọc mùng ra tô, thêm vào nước cốt chanh + 3 thìa cafe bột canh + 2 thìa cafe hạt tiêu + 3 thìa cafe đường + ớt cắt lát, trộn đều và để dọc mùng chừng 5 phút cho ngấm gia vị.

Tiếp theo là cho rau thơm vào trộn đều

Nộm dọc mùng
Nộm dọc mùng

- Sau khi đã cho rau thơm, bạn tiếp tục đến với đậu phụ nhé, trộn đều và để chừng 15 phút để đậu phụ ngấm gia vị và hòa hương cùng vị thơm của các loại rau.
- Cuối cùng là cho lạc rang vào đảo đều và cho món nộm ra đĩa.
- Từ những nguyên liệu hết sức dân dã, với sự kết hợp mới mẻ này hứa hẹn món nộm dọc mùng đậu phụ chua ngọt sẽ làm hài lòng ngay cả những thực khách khó tính nhất đấy nhé.

Hi vọng với món ngon vô cùng dễ làm này bạn sẽ thêm yêu nhiều hơn công việc bếp núc và bữa ăn gia đình. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Cách làm món nộm măng tươi đơn giản

Với những nguyên liệu vô cùng đơn giản cùng với cách thực hiện dễ dàng, bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian là đã có thể chế biến ra ngay món nộm măng tươi cực kỳ hấp dẫn, măng chua giòn cộng với vị ngọt của tôm, thịt. Để bữa cơm gia đình thêm ngon hơn và đổi vị, hôm nay chúng ta hãy cùng vào bếp để làm món này nhé.
Nộm măng
Nộm măng

Cách làm món măng tươi nộm ngon và lạ miệng

Nguyên liệu:
- 300 gam măng tươi, thái sợi
- 200 gam tôm
- 200 gam thịt ba chỉ
- Lạc rang giã dập
- Gia vị: Muối, nước mắm, đường, tỏi, ớt
- Rau răm, rau quế
- Bánh phồng tôm, bánh đa ăn kèm
Thực hiện:
Măng: Đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra xả lại với nước sạch, vớt măng ra để ráo.
Nộm măng
Nộm măng

Cho măng vào nồi, đổ nước ngập quá măng, sau đó đun sôi. Tiếp tục duy trì lửa khoảng 7 - 10 phút và bạn nhớ nên mở nắp vung khi nước đã sôi. Đây chính là cách mà bạn có thể loại bỏ được tính độc và đắng của măng đấy nhé.
Với tôm bạn sẽ đem rửa sạch, bóc bỏ vỏ, để chừa lại phần đuôi cho đẹp, bóc bỏ phần chỉ đen ở sống lưng tôm. Cho tôm ra tô và ướp với 1 cafe muối, ướp tôm khoảng 15 phút cho ngấm gia vị. Sau đó làm chín tôm bằng cách luộc hoặc hấp
Thịt ba chỉ: Rửa sạch, luộc chín, vớt thịt ra để nguội rồi đem thái miếng nhỏ vừa ăn.
Rau: Rau răm, rau quế nhặt và rửa sạch, thái rối
Pha nước trộn nộm: Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt rửa sạch, bỏ hạt và đem giã nhuyễn. Cho phần tỏi, ớt ra bát và hòa cùng với 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường, 1 chút nước cốt chanh và 1 chút giấm và khuấy đều.
Nộm măng-2
Nộm măng

Cho tôm, măng và thịt ba chỉ và âu rồi trộn đều các nguyên liệu này lên, thêm rau răm, rau quế cùng hỗn hợp nước trộn nộm.
Trộn thật đều rồi cho nộm măng tươi ra đĩa, rắc thêm lạc rang giã dập để món ăn thêm hấp dẫn và tăng vị bùi bùi. Bạn nên ăn kèm với bánh đa và bánh phồng tôm nhé.

Vậy là bạn đã vừa tìm hiểu xong toàn bộ cách thức để thực hiện món nộm măng tươi rồi đó. Chúc các bạn thực hiện thành công với cách làm nộm măng tươi ngon mà mình vừa mới giới thiệu ở trên.

3 cách chế biến nộm sứa thơm ngon, bổ dưỡng

Hướng dẫn chi tiết 3 cách làm món nộm sứa ngon, giòn làm cho ai thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên.

Nộm sứa hoa chuối


Nộm sứa hoa chuối
Nộm sứa hoa chuối

Nguyên liệu:
- Sứa: 300g
- Hoa chuối: 1/2 cái.
- Tai lợn: 1/2 cái
- Xoài xanh: 1 quả
- Cà rốt: 1 củ.
- Các loại rau: Mùi tàu, kinh giới, húng thơm…
- Chanh, ớt, riềng….
- Vừng, lạc.
- Muối, đường, mì chính…
Cách làm:
Sứa: Rửa qua một hai lần với nước lạnh, sau đó trần với nước sôi tầm 5 -10 phút để sứa hết mùi tanh, vớt ra để ráo
Tai lợn: Rửa sạch cho vào nồi luộc chín, xong đem ngâm ngay vào nước lạnh cho giòn, sau đó thái thật mỏng.
Hoa chuối: Thái sợi nhỏ và mỏng sau đó đem ngâm vào một chậu nước có chứa nước gạo, dấm ăn và muối để cho hoa chuối được giòn và trắng, sau đó vớt hoa chuối ra và rửa lại nhiều lần cho sạch rồi vắt khô.
Xoài xanh và cà rốt: Gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi bào thành sợi nhỏ vừa để tăng thêm gia vị vừa giúp món ăn hấp dẫn hơn.
Riềng: Đem giã thật nhỏ cho thơm.
Vừng, lạc: bạn rang riêng từng loại sau đó vò cho hết vỏ rồi đập dập để tăng hương vị cho món nộm sứa.
Rau: Thái nhỏ
Cho sứa và tai lợn vào một âu lớn sau đó nêm gia vị cho vừa miệng, tiếp theo bạn cho hoa chuối vào và đảo đều lên.
Tiếp tục cho thêm xoài xanh chua và cà rốt bào sợi vào đảo đều. Thêm chanh, ớt, đường, muối sao cho vừa khẩu vị của bạn
Cuối cùng bạn hãy cho thêm các loại rau thơm vào đảo đều rồi bày ra đĩa. Trước khi ăn bạn cho thêm lạc và vừng rang lên trên và thưởng thức.

Nộm sứa xoài xanh

Nộm sứa xoài xanh
Nộm sứa xoài xanh

Nguyên liệu:
- Sứa: 200gr/túi đã ngâm sẵn gia vị.
- Xoài xanh: 1 quả
- Cà rốt: 1 củ
- Hạt điều hoặc lạc (đậu phộng)
- Nước chấm theo tỉ lệ: 2 nước mắm: 2 dấm : 1 đường
- Tỏi, ớt
- Rau thơm, rau mùi, kinh giới
Thực hiện:
- Cắt túi sứa, đổ sứa ra một cái rây cho ráo nước
- Xoài, cà rốt bào sợi, bóp qua với chút muối cho ra bớt nước rồi vắt nhẹ
- Các loại rau nhặt rửa sạch
- Hạt điều hoặc lạc rang chín, bỏ vỏ rồi giã dập
- Pha nước trộn gỏi theo tỉ lệ như trên. Tỏi bóc vỏ, ớt bỏ hạt băm nhỏ rồi cho vào nước trộn gỏi
- Cho sứa, xoài, cà rốt vào tô, rưới nước trộn gỏi vào trộn đều để 10ph cho ngấm
- Trước khi ăn trộn rau vào, rắc hạt điều/lạc lên trên
cách làm nộm sứa xoài xanh
Mách nhỏ:
Thường thì các món gỏi trộn hay đi kèm với lạc rang, tuy nhiên bạn hãy thử thay bằng hạt điều một lần này nhé.Vị bùi, giòn của hạt điều chắc chắn sẽ khiến món gỏi trở nên ngon hơn, lạ miệng hơn.

Nộm sứa dưa chuột

Nuộm sứa dưa chuột
Nuộm sứa dưa chuột

Nguyên liệu:
- 2 túi sứa
- 2 quả dưa chuột
- 1 củ tỏi
- Đường, muối, hạt tiêu, dầu mè…
Thực hiện:
- Sứa cho riêng ra bát.
- Lấy 1 quả dưa chuột thái chỉ, 1 quả thái miếng để trang trí. Nếu lựa phải quả dưa chuột hơi già thì nên bỏ hạt.
- Tỏi bóc vỏ, băm thật nhuyễn.
- Cho một ít nước lên bếp, đun sôi, sau đó nhúng sứa vào nước sôi chừng 10 giây rồi vẩy ráo nước. Khâu này bạn phải làm thật nhanh tay, nếu để lâu quá sứa sẽ bị cứng.
- Cho sứa vào bát to, cho dưa chuột thái chỉ, tỏi băm, ít dấm, đường, gia vị, hạt tiêu, ớt băm, dầu mè rồi đem trộn thật đều để cho các nguyên liệu được ngấm gia vị. Cuối cùng là ít rau thơm và lạc rang nếu thích.
- Trút món nộm sứa ra đĩa, trang trí bằng dưa chuột đã thái vát.

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

10 cách tẩm ướp gia vị cho món ăn

Mỗi loại thực phẩm sẽ có một cách tẩm ướp gia vị khác nhau, tuy nhiên chúng đều sẽ phải tuân theo nguyên tắc chung về trình tự tẩm ướp gia vị, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên tắc chung khi tẩm ướp gia vị nhé.
1. Thời gian ướp thực phẩm
Đối với từng loại thực phẩm khác nhau và tùy theo khẩu vị món ăn sẽ có thời gian tẩm ướp khác nhau. Thông thường sẽ như sau:
·        Đối với thịt lợn, gà: Ướp trên 30 phút (miếng to)
·        Thịt bò, cừu: Khoảng 10 phút với thịt nguyên khối
·        Cá: 15 - 20 phút.
·        Thịt thái lát hoặc thịt băm: Dưới 5 phút hoặc có thể k ướp.
·        Tôm còn nguyên vỏ, mực lá dày: từ 15-30 phút, không quá 1 tiếng.
·        Tôm bỏ vỏ, mực ống: 5-10 phút hoặc không ướp.
·        Bạch tuộc không nên ướp quá 15 phút.
·        Rau, củ, quả: Rắc gia vị trước khi cho vào lò nướng.
gia vị
gia vị

2. Tẩm ướp thep trình tự mặn - ngọt - thơm – cay – không mùi
Bạn nên ướp theo trình tự trên để giúp thực phẩm đạt được hương vị mong muốn sau khi nấu và giúp thực phẩm thẩm thấu một cách tốt nhất. Cách này còn giúp chúng ta không bỏ sót hay quên ướp một loại gia vị nào đó.
·        Mặn: Muối, hạt nêm, nước mắm…
·        Ngọt: Đường, bột ngọt, mật ong…
·        Thơm: Hành tím, tỏi băm, rượu, tiêu, mè, cùng các loại lá thơm…
·        Cay: t, sa tế…
·        Không mùi: Một số món cần ướp với dầu ăn, trứng hoặc bột mì, bạn nên cho vào cuối cùng.
3. Mật ong, gia vcho thịt nướng
Bạn hay thắc mắc tại sao các món sườn nướng ở bên ngoài thường có mùi thơm rất đặc biệt không giống như với thịt nướng ở nhà bạn hay làm? Câu trả lời ở đây là do họ sử dụng mật ong trong khi tẩm ướp thịt. Mật ong sẽ tạo độ ngọt tự nhiên cho thịt nướng cũng như giúp tỏa hương thơm của miếng thịt khi nướng. Cho nên cho 1 - 2 thìa canh mật ong/200g thịt ướp trong vòng 30 phút trở lên sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
4. Rau, củ, quả cũng cần phải ướp trước khi nướng
Một số loại rau, củ, quả nên ướp sơ trước khi nướng (dưới 5 phút) như: Đậu bắp, hành tây, ớt chuông, dứa,… Riêng nấm đông cô và khoai tây trong khi nướng bạn rắc lên một ít muối, tiêu là đã rất ngon rồi.
ướp thức ăn
ướp thức ăn

5. Sử dụng muối
Trong nấu ăn có rất nhiều loại muối, được phân loại theo kích cỡ và độ mặn của từng loại. Thông thường thì các đầu bếp chuyên nghiệp hay sử dụng muối ăn để tẩm ướp thịt và muối biển để ướp cá và hải sản. Bạn tuyệt đối không nên sử dụng muối tinh khi tẩm ướp trong thời gian dài vì chúng có độ mặn cao, dễ thẩm thấu làm thực phẩm ra nước và bị khô.
6. Ướp bằng bột ngọt
Trong nấu ăn, nếu biết sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, thì bột ngọt sẽ trở thành một loại gia vị tuyệt vời. Bột ngọt ngoài tác dụng làm trung hòa vị mặn của muối, chúng còn có tác dụng khác là làm mềm thịt một cách đáng ngạc nhiên. Cho khoảng 1/4 thìa nhỏ bột ngọt để ướp 200g thịt trong 10 - 15 phút, món thịt của bạn sẽ mềm hơn và đảm bảo điều đó sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
7. Sử dụng rượu trắng và gừng khử mùi tanh
Để khử mùi tanh, hôi của hải sản bạn có thể cho thêm gừng và rượu vào nước ướp.
Đối với cá: Gừng đập dập, chà xát lên bề mặt da của cá. Bạn cũng có thể tưới một muỗng canh rượu trắng và đặt vài lát gừng xắt mỏng lên trên cá khi hấp.
Đối với hải sản khác như bạch tuộc, mực: Rửa sạch với ít nhất 3 muỗng canh rượu trắng, nước đá lạnh, 1 củ gừng đập dập trước khi ướp.
8. Dầu olive và dầu ăn thường
Dầu oliu dễ bị ôxi hóa khi tiếp xúc ngoài không khí và ánh sáng. Đó là lý do vì sao những chai dầu ôliu thường được đựng trong chai thủy tinh tối màu. Do vậy, tốt hơn cả là bạn nên sử dụng dầu ăn trong tẩm ướp để đạt hiệu quả tốt nhất.
ướp thịt
ướp thịt

9. Nước ép lê táo giúp làm mềm thịt
Bí quyết tẩm ướp thịt nướng: Sử dụng nước ép trái cây trong tẩm ướp thịt, đặc biệt là nước ép lê, táo. Chính axit nhẹ trong các loại trái cây làm mềm và tạo độ ngọt tự nhiên cho thịt. Bí quyết này đặc biệt phù hợp với những loại thịt đỏ như thịt bò, bê, cừu…
10. Chỉ nên ướp các loại thực phẩm cần phải ướp

Một số loại thực phẩm bạn không nên ướp như: Thịt bò xắt lát, cá hồi phi lê, cá tuyết, tôm hùm, các loại nấm đắt tiền, các loại sò, hàu,…Mà chỉ cần cho gia vị vào trong khi nấu là đủ.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Hướng dẫn nấu món súp gà nấm hương

Chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản, cách chế biến dễ dàng là bạn sẽ có ngay món súp gà nấm hương thơm ngon đầy đủ chất dinh dưỡng.

Súp gà nấm hương

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
-         Thịt gà (nên mua phần ức): 30gr
-         Nấm hương: 5 - 7 cây
-         Ngô nếp non: 200gam
-         Trứng gà, bột đao, rau mùi, hành khô, dầu ăn
-         Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm
Nguyên liệu
Nguyên liệu

Bước 2: Cách thực hiện:
  • Thịt gà các bạn luộc chín rồi xé thành từng sợi nhỏ. Nấm hương ngâm nước nóng cho nở, rồi rửa sạch, cắt bỏ chân nấm sau đó thái nhỏ.
  •  Ngô nếp non các bạn tách hạt, rửa sạch, rồi để ráo nước. Trứng gà đập bỏ vỏ rồi dùng đũa đánh tan đều.
Thịt gà
Thịt gà

  • Bột đao dùng 2 thìa hòa với 4 muỗng canh nước lọc rồi cũng khuấy cho tan đều. Rau mùi rửa sạch với nước, để ráo và thái nhỏ. Hành khô bóc bỏ vỏ rồi đem băm nhỏ.
  • Đun nóng nồi, sau đó cho 1 lượng dầu ăn vừa phải vào nồi, sau đó cho phần hành đã băm nhỏ ở bên trên vào phi thơm.
  • Tiếp theo, cho phần thịt gà đã xé nhỏ và phần nấm hương đã thái nhỏ vào xào cùng trong khoảng 4-5 phút.
Xào gà nấm
Xào gà nấm

  • Tiếp tục cho ngô và nước luộc gà vào đun cùng, nêm thêm muối, hạt nêm cho vừa ăn.
  • Sau khi sôi nước sôi, đun nhỏ lửa tiếp khoảng 15-20 phút nữa để cho ngô chín nhừ.
  • Tiếp đến cho từ từ lượng bột đao đã hòa tan với nước vào nồi súp đang sôi, vừa cho vừa khuấy đều tay để tránh bị vón cục cho đến khi nồi súp có độ sánh vừa ăn. Có thể cho nhiều hoặc ít tùy theo sở thích ăn đặc hay loãng của mỗi người.
  • Cho phần trứng gà đã đánh tan trước đó vào nồi súp đang sôi rồi khuấy đều tay để trứng tan đều và tạo thành những sợi nhỏ đẹp mắt.
Súp gà nấm hương
Súp gà nấm hương

  •  Cuối cùng đợi cho nồi súp sôi thêm khoảng 3 - 5 phút rồi tắt bếp, rắc thêm một chút hạt tiêu cho thơm rồi múc ra bát nhỏ, thêm một vài giọt dầu mè để tạo mùi thơm hấp dẫn, rồi sau đó rắc thêm một ít rau mùi đã thái nhỏ đ  tăng thêm vị cho bát súp và giúp bát súp trở nên sinh động hơn.

Món ăn này cũng là một gợi ý rất tốt để các bạn có thể đổi vị và tạo cảm giác ngon miệng hơn cho cả gia đình của mình.




Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

5 món chay đơn giản cho ngày lễ

1. Cuốn là lốt chay

Nguyên liệu:
·         Nấm bào ngư, củ sắn, đậu phộng, sả
·         Sườn non, lá lốt
·         Đường, ngũ vị hương, bột ngọt, sa tế chay
Cuốn lá lốt chay
Cuốn lá lốt chay


Thực hiện:
·         Nấm bào ngư rửa sạch, cắt sợi. Củ sắn cắt sợi, vắt bớt nước. Xào sơ nấm và củ sắn. Đậu phộng rang giã nhỏ. Sả phi thơm.
·         Sườn non chay ngâm nước ấm cho nở mềm, vắt khô, xé nhỏ. Ướp nấm bào ngư, sườn và củ sắn với 1/4m đường, 1/2m ngũ vị hương, 1/2m bột ngọt, 2m sa tế chay, 1M sả phi.
·         Để mặt lá trơn phía ngoài, cuốn phần nhân đã ướp vào lá lốt, dùng tăm định hình cuốn lá lốt.
·         Cho 1M dầu vào chảo, áp chảo phần lá lốt đã cuốn.
·         Pha xốt: 1M dầu ăn, 1/2M sả phi, 1M nước tương “Phú Sĩ”,1M đường, 1M tương ớt, 1/2 chén nước. Nấu sôi cho nước xốt vừa sánh. Tắt lửa cho 1m cốt chanh khuấy đều, để nguội.
Cách dùng
Cuộn bánh hỏi có boaro phi với rau sống, cuốn lá lốt, chấm với nước tương sả.

2. Bún xào chay

Bún xào chay
Bún xào chay

Nguyên liệu:
·         Bún gạo ngâm mềm, để ráo.
·         Cà rốt, cần tây cắt sợi, hành poaro băm nhỏ. Đậu hũ chiên cắt lát, chiên lại và cắt sợi. Tàu hũ ki chiên giòn, bóp vụn.
·         Pha xốt 1,5m bột ngọt, 1M Nước tương “Phú Sĩ”, 1/2m muối, 1/2m đường.
Thực hiện:
– Cho 2M dầu ăn vào chảo, phi thơm poaro, cho tàu hũ ki, nấm, cần tây, cà rốt vào xào, tiếp tục cho đậu hũ chiên, hỗn hợp xốt pha vào và 1m sa tế rồi cho bún gạo vào xào với lửa lớn, cho thêm đậu hũ chiên đảo đều.
Cách dùng:
Cho bún xào ra dĩa, rắc tiêu, tàu hũ ki, dùng kèm Nước tương “Phú Sĩ” và ớt.

3. Bánh sen chiên giòn

 
Bánh sen chiên giòn
Bánh sen chiên giòn
Nguyên liệu:
·         Củ sen bào vỏ, rửa sạch, cắt lát ngang dày 3mm, ngâm nước pha giấm 10 phút, vớt ra để ráo. Hạt sen luộc chín tới trong nước có ít muối.
·         Pha Aji-quick® Bột chiên giòn, hải Sản theo bao bì, thêm 1M mè đen, 1M húng lủi băm nhỏ, 1m tỏi ớt băm vào trộn đều cùng củ sen và hạt sen.
Thực hiện:
·         Đun nóng dầu ăn, múc 1 miếng củ sen và xếp vài hạt sen lên trên, cho bánh vào chảo dầu trở đều hai mặt đến khi chín vàng, vớt ra để ráo dầu.
·         Pha xốt chấm: 3M xốt Mayonnaise “Aji-mayo”, 1m nước chanh, 1M tương ớt, 1/2M tương cà.
Cách dùng:
·         Xếp bánh ra dĩa, dùng bao tam giác đựng xốt vào, trang trí xốt trên mặt bánh, rắc thêm tỏi phi và lá rau húng lủi lên trên.

4. Miến xào đậu ngự

 
Miến xào đậu ngự
Miến xào đậu ngự
Nguyên liệu:
·         Miến cắt khúc, ngâm nước 10 phút cho mềm, trụng chín, ướp 1m hạt nêm Aji-ngon® từ nấm hương và hạt sen và 2m nước tương “Phú Sĩ”.
·         Boaro cắt lát. Nấm bào ngư xé vừa ăn. Bông hẹ cắt khúc 4cm.
Thực hiện:
·         Phi thơm boaro, lấy ra 1/2 để riêng, trộn với miến, tiếp tục cho tất cả các nguyên liệu vào xào thêm 1m hạt nêm Aji-ngon® từ nấm hương và hạt sen, 1m dầu hào xốc đều thật nhanh tay cho các rau củ chín tới, cho miến vào đảo nhanh tay. Tắt lửa.
Cách dùng:
Cho miến xào ra dĩa rắc thêm tiêu, trang trí ngò rí.

5. Chả giò chay

 
Chả giò chay
Chả giò chay
Nguyên liệu:
·         Đậu hũ trụng qua nước sôi, vắt ráo, quết dẻo. Nấm rơm, nấm hương, nấm mèo ngâm nước gạo, rửa sạch, cắt sợi. Đậu xanh ngâm nở, để ráo. Bún tàu, tàu hũ ky ngâm mềm ,cắt sợi.
·         Giá rửa sạch. Khoai lang, củ sắn cắt sợi, vắt bớt nước. Chả lụa cắt hạt lựu. Củ kiệu cắt sợi. Ớt băm nhuyễn. Boaro cắt nhuyễn, phi vàng. Ngò rí cắt nhỏ. Pha 1M bột gạo với ½ chén nước.
Thực hiện:
·         Trộn nhân: trộn tất cả các nguyên liệu đã sơ chế, nêm 2m đường, 2m bột ngọt,1m muối, 1/2m tiêu và 1M ngò rí.
·         Cuốn chả giò: Thoa ướt bánh tráng bằng nước bột gạo, cho 1/2M nhân lên, cuốn lại.
·         Đun nóng dầu, cho chả giò vào chiên vàng, vớt ra để ráo.
·         Pha nước chấm : trộn đều 3M nước tương LISA với 1M đường, 3M nước, 1M giấm gạo lên men LISA, đồ chua, củ kiệu và ớt băm.
Cách dùng:
·         Xếp chả giò ra dĩa kèm rau thơm, xà lách, ớt băm, khi ăn chấm nước tương pha.